Khi thi công mái tôn, khách hàng chắc hẳn rất quan tâm đến chi phí thi công cũng như mẫu mã thịnh hành nhất. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn cập nhật giá cả thi công cùng những mẫu mã mái tôn thịnh hành hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Hãy cùng theo dõi nhé!
Các loại mái tôn thông dụng hiện nay
Tôn lạnh
Tôn lạnh là loại tôn một lớp được mạ hợp kim nhôm kẽm. Trong lớp mạ này, thành phần nhôm chiếm 55%, lượng kẽm 43,5% và silicon chỉ 1,5%. Sở dĩ gọi là tôn lạnh vì đây là loại tôn có bề mặt sáng bóng, chúng có khả năng phản xạ tối đa lượng ánh nắng từ mặt trời. Các công trình hay nhà ở được lợp bằng loại tôn lạnh này có không gian bên trong rất mát mẻ.
Tôn mát
Tôn mát hay còn gọi với cái tên như tôn chống nóng, tôn cách nhiệt, tôn cách âm… Khác với loại tôn trên, tôn mát được cấu tạo bởi 3 lớp gồm lớp tôn, lớp PU chống cháy và lớp màng PVC hoặc lớp lá nhôm. Ngoài ra, tôn mát còn có thể có thêm lớp tôn, xốp, màng PVC.
Tôn cán sóng
Tôn cán sóng được mạ kẽm và sơn phủ với mục đích tăng tính thẩm mỹ cho công trình, chúng không có lớp xốp hoặc lớp PU như tôn mát. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tôn cán sóng như tôn 5 sóng, tôn 9 sóng, tôn 11 sóng … Trong số đó, loại tôn 11 bước sóng là loại tôn phổ biến nhất hiện nay.
Tôn giả ngói
Loại tôn này còn có tên gọi khác là tôn sóng ngói. Chúng thường được dùng để lợp mái cho các công trình kiến trúc như biệt thự hoặc loại mái nhà có độ dốc cao. Thi công mái tôn giả ngói sẽ giúp giảm đi đáng kể trọng lượng đè lên phần khung mái, cột nhà và cả móng so với khi lợp bằng ngói gạch.
Tấm nhựa lấy sáng
Loại mái này rất dễ bị nhầm lẫn với các loại mái tôn lợp nhà vì hình dáng rất giống mái tôn. Dòng sản phẩm này chỉ là tấm nhựa có độ trong suốt cao, khả năng chịu nhiệt tốt đồng thời chịu được áp lực tốt. Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà loại tôn này được thi công lắp đặt ở nhiều vị trí như sân phơi đồ, sân vườn,…
Ưu nhược điểm khi thi công mái tôn
Mái tôn là loại vật liệu dùng để che chắn công trình không bị ảnh hưởng bởi thời tiết như mưa, nắng hay gió, bão. Thi công mái tôn được xem là giải pháp che chắn tối ưu chi phí nhất và được rất nhiều người tin dùng. Chúng có cấu tạo đơn giản, phương pháp thi công dễ thực hiện nên tối thiểu được chi phí.
Ưu điểm của thi công mái tôn
Đầu tiên phải xét đến những ưu điểm khiến thi công mái tôn trở thành một trong những loại vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay. Về trọng lượng, mái tôn là vật liệu khá nhẹ và chỉ bằng 1/10 trọng lượng của mái ngói. Ngày nay, chúng có đa dạng màu sắc, kiểu dáng giúp công trình tăng tối đa tính thẩm mỹ.
Ngoài ra, mái tôn rất bền, tuổi thọ của mái lên đến 20 năm. Nếu thi công đúng cách thì độ bền có thể đến hơn 20 năm. Hiện nay cũng đã có các loại tôn cách nhiệt, giúp không gian bên trong mát mẻ hơn. Giá của những loại tôn này chỉ nhỉnh hơn tôn thường 1 ít và cũng có thể tiết kiệm được nhiều chi phí khi thi công lắp đặt.
Nhược điểm của thi công mái tôn
Trước những ưu điểm trên thì mái tôn cũng có một số nhược điểm cần phải cân nhắc trước khi sử dụng. Nhược điểm lớn nhất của loại mái này là tiếng ồn. Thời tiết ở Việt Nam khi vào mùa mưa sẽ có mưa nhiều và mưa lớn. Mưa va chạm với mái tôn sẽ tạo ra tiếng ồn rất lớn, gây ảnh hưởng đến người ở bên trong.
Tuy nhiên, có rất nhiều cách để khắc phục được nhược điểm này như sử dụng kèm theo vật liệu cách âm như bông Glasswool, bông khoáng Rockwool…
Ngoài ra, tôn có trọng lượng nhẹ vừa là ưu điểm và cũng vừa là nhược điểm. Khi trời mưa bão thường sẽ có gió mạnh, lốc xoáy, các hiện tượng tốc mái sẽ khó tránh khỏi.
Báo giá thi công mái tôn, lợp mái tôn trên thị trường hiện nay.
Giá thi công lợp mái tôn, làm mái tôn có đơn giá từ 20.000đ/m2 đến 70.000đ/m2 đơn giá tùy thuộc vào số lượng m2, chất lượng kết cấu khung kèo và địa hình lắp đặt. Nếu khách hàng có nhu cầu lắp đặt trọn gói bao gồm cả vật tư thì vui lòng tham khảo theo bảng giá dưới đây nhé!.
STT | Loại mái | Mô tả vật liệu sử dụng | Đơn giá (VNĐ/m2) |
1 | Nhà khung thép mái tôn 2 tầng | – Cột chống bằng sắt tròn D60 – D76mm – Vỉ kèo V40 x V40 – Xà gồ thép hộp 25 x 50 x 1.1mm mạ kẽm – Tôn liên doanh Việt Nhật dày 0.4mm | 290.000 |
2 | Nhà khung thép mái tôn 2 tầng | – Cột chống bằng sắt tròn D60 – D76mm – Vỉ kèo V50 x V50 – Xà gồ thép hộp 25 x 50 x 1.1mm mạ kẽm – Tôn liên doanh Việt Nhật dày 0.5mm | 310.000 |
3 | Nhà khung thép mái tôn 3 tầng | – Cột chống bằng sắt tròn D60 – D76mm – Vỉ kèo V40 x V40 – Xà gồ thép hộp 25 x 50 x 1.1mm mạ kẽm – Tôn chống nóng liên doanh Việt Nhật dày 0.4mm | 390.000 |
4 | Nhà khung thép mái tôn 3 tầng | – Cột chống bằng sắt tròn D60 – D76mm – Vỉ kèo V50 x V50 – Xà gồ thép hộp 25 x 50 x 1.1mm mạ kẽm – Tôn chống nóng liên doanh Việt Nhật dày 0.5mm | 410.000 |
5 | Mái tấm lợp thông minh | – Tấm lợp thông minh – Nhựa lấy sáng | 389.000 |
Các công đoạn thi công mái tôn
Công đoạn chuẩn bị
- Hệ thống khung: Được làm từ sắt hoặc thép. Nó có nhiệm vụ nâng đỡ và gánh lực cho toàn bộ phần mái. Với mỗi diện tích mặt bằng công trình thi công mà kích thước phần khung được điều chỉnh phù hợp. Điều này giúp đảm bảo sự an toàn và mức độ chắc chắn của mái che.
- Hệ thống kèo: Bao gồm các vỉ làm từ sắt hoặc thép. Chúng có kích thước khác nhau và được dùng để nâng đỡ cũng như định hình phần mái che.
- Tôn lợp: Đây là phần trên cùng của mái tôn. Tùy vào từng diện tích và nhu cầu sử dụng mà chọn loại tôn, kích thước tôn phù hợp.
- Hệ thống ốc vít: Được sử dụng để cố định phần tôn vào phần khung. Ốc vít dùng trong thi công mái tôn cần phải đảm bảo tính chống gỉ, có gắn cao su để ngăn chặn hiện tượng thấm dột vào mùa mưa bão.
Tiến hành thi công mái tôn
Xà gồ hệ thống khung mái
Căn cứ vào bản thiết kế của công trình thi công để thực hiện công đoạn xà gồ hệ thống khung mái. Thợ thi công mái tôn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Độ ẩm giữa khung kèo và xà gồ không nên vượt quá 12%.
- Các chỉ số như khoảng cách, độ dày, độ dốc phải được tính toán chính xác với đặc điểm thiết kế.
- Độ dốc mái nên lớn hơn hoặc bằng 15% để nước không đọng trên mái.
Thiết lập các viền bao quanh
Dùng đinh để cố định phần viền mái và phần mái xung quanh công trình. Nếu công trình có máng nước thì nên viền mái chồng lên trên phần cánh của mái tôn. Các phần viền bao quanh này phải được thi công chính xác và cẩn thận để đảm bảo độ vững chắc của mái tôn.
Lắp đặt các tấm lợp
Các tấm tôn nên được xếp theo thứ tự từ điểm cao nhất đến phần mép mái. Tấm đầu tiên nên được đặt cách trần nhà ít nhất từ 3/4 inch. Màng lợp mái liền kề phải chồng lên nhau ít nhất 1 inch.
Bạn có thể dùng hạt cườm hoặc keo silicon để nối các điểm giao nhau giữa hai tấm tôn trước khi dán tấm tiếp theo để làm kín các khe hở ở trên mái tôn. Điều này sẽ hạn chế sự rò rỉ nước mưa và tạo điều kiện cho các điểm nối được kết dính với nhau chặt chẽ hơn.
Lắp đặt tấm che mối nối
Mái che mối nối dùng để che các mối nối trên mái, tránh rỉ nước mưa, hạn chế bụi bẩn và giúp tôn cách nhiệt tốt. Tùy thuộc vào từng loại mái tôn, các tấm này có thể được uốn cong thành hình chữ V hoặc để phẳng. Tùy vào chiều rộng của tấm che mối nối mà người thợ quyết định sử dụng một đến hai hàng vít.
Kiểm tra sau khi thi công mái tôn
Sau khi thi công mái tôn hoàn thiện, người thợ sẽ tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng công trình. Từ phần mái ở bên trong cho đến phần mái bên ngoài đều cần được kiểm tra. Điều này nhằm hạn chế tối đa tình trạng thi công sai sót. Các mảnh lợp xót lại hay đinh vít thừa trên mái cũng cần được dọn sạch nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tuổi thọ của mái tôn sau này.
Một số lưu ý khi thi công mái tôn
Chọn loại chất liệu mái tôn phù hợp
Để đảm bảo mái tôn có chất lượng tốt nhất, đảm bảo độ kiên cố và có thể chống chọi được với sự khắc nghiệt của môi trường thì trước tiên bạn cần quan tâm đến chất liệu mái tôn. Nhiều loại vật liệu rất dễ bị ảnh hưởng bởi cái nắng nóng trên 40 độ C, hoặc mưa bão. Đặc biệt là vật liệu bằng kim loại, chúng rất dễ bị oxy hóa, ăn mòn khiến mái tôn nhanh bị hư hỏng, xuống cấp.
Thị trường hiện nay có rất nhiều chất liệu mái tôn như nhôm – kẽm, hợp kim kẽm – thép. Chất lượng của các sản phẩm này liên tục được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời hạn chế tối đa tác động từ môi trường.
Chọn loại tôn có tính thẩm mỹ
Nhu cầu thẩm mỹ luôn được chú trọng, nhất là khi nhu cầu đời sống ngày càng tăng. Các mẫu mã, kiểu dáng mái tôn ngày nay rất phong phú, thỏa mãn được mọi nhu cầu làm đẹp ngôi nhà của khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng cũng cần tham khảo thêm sự tư vấn của thợ thi công mái tôn để chọn loại tôn phù hợp với địa hình thi công.
Chọn thợ thi công mái tôn có tay nghề
Thợ thi công mái tôn là yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ của mái tôn. Người thợ chuyên nghiệp sẽ có sự tính toán, khảo sát kỹ càng giúp chủ nhà tiết kiệm được thời gian thi công, chi phí đồng thời đảm bảo công trình bền đẹp theo thời gian.
Đảm bảo an toàn khi thi công mái tôn
An toàn khi thi công mái tôn là yếu tố luôn được đề cao cho dù ở bất kỳ công trình nào. Khách hàng nên hạn chế việc thúc ép thợ hoàn thành công trình sớm. Việc này sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng làm ẩu đồng thời tăng sự an toàn cũng như chất lượng thi công.
Với những thông tin trên, chúng tôi tin rằng bạn đã có được sự lựa chọn về mẫu mã, kiểu dáng mái tôn phù hợp với ngôi nhà của mình. Hy vọng bạn thi công mái tôn đạt chất lượng và đảm bảo về mặt thẩm mỹ cũng như chi phí.
Xem thêm sản phẩm liên quan đến thi công mái tôn
Báo giá bạt che nắng ngoài trời, 68+mẫu bạt che nắng mưa tự cuốn thông minh giá rẻ
Báo giá thi công mái tôn TPHCM, 55+mẫu mái tôn chống nóng giảm ồn tốt giá rẻ